- Back to Home »
- hồ thủy sinh iwagumi , hồ thủy sinh sanzon iwagumi »
- Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi
Posted by : Mr7
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
Bố cục kiểu Iwagumi nằm trong phong cách hồ thủy sinh thiên nhiên (Nature Aquarium), được khởi xướng bởi Takashi Amano. Dựa trên các nguyên tắc thiết kế vườn kiểu Nhật, iwagumi dịch sát nghĩa đen là "kiến tạo với đá". Đá làm nên cấu trúc vườn kiểu Nhật, và vì vậy, trong bố cục iwagumi, đá luôn đóng vai trò chủ yếu. Các khối đá được sắp đặt ra sao và số lượng như thế nào luôn là điều rất quan trọng. Rất nhiều kiểu iwagumi được áp dụng cho hồ thủy sinh, nhưng chủ đề bao trùm là sự tĩnh lặng và đơn giản.
Thể loại Iwagumi thông dụng nhất được gọi là sanzon iwagumi. Sanzon trong tiếng Nhật có nghĩa là "3 trụ cột" và bố cục này sử dụng 3 khối đá, trong đó có 1 khối lớn và 2 khối nhỏ hơn. Thuật ngữ này lần đầu tiên được dùng vào thế kỷ 11 trong lý thuyết vườn Nhật có tên là "Sakuteiki.". Cách xếp đá này xuất phát từ đạo Phật, khối đá chính gọi là chuusonskei (Phật lớn) và 2 khối nhỏ bên cạnh gọi là kyoujiseki (theo hầu). Các khối kyoujiseki thường nghiêng hoặc hướng về phía khối chuusonskei như là đang khom mình trước khối chính vậy. Khối chuusonskei thì luôn được đặt theo quy tắc điểm vàng - Golden Rule.
Một thể loại khác không thường gặp, thường dùng 1 số lượng đá lẻ với nhiều kích cỡ. Trong lĩnh vực bố cục thủy sinh, iwagumi cũng đã góp thêm vào những nét riêng biệt. Hồ thủy sinh có bố cục Iwagumi thường chỉ dùng 1 loại cây thuần nhất (thường là TCN, NMC, TCCB ) và 1 loại cá bơi đàn (phổ biến nhất là mũi đỏ, neon vua hay tam giác) điều này tôn lên cảm giác đơn giản của bố cục.
Nhiều người cho rằng chăm sóc và bảo dưỡng 1 hồ thủy sinh theo phong cách iwagumi dễ dàng hơn những thể loại khác. Sự thực thì ngược lại, những quy định hạn chế chỉ dùng 1 loại cây dưới ánh sáng mạnh. Các loại cây tiền cảnh thường chậm phát triển và hấp thụ ít dinh dưỡng từ nền. Chính vì vậy, ở bước khởi đầu của 1 hồ với bố cục iwagumi, phải giữ cho hồ cân bằng luôn là trở ngại lớn nhất của thú chơi. Nạn rêu tảo bùng phát là thường gặp mà không có các loài cắt cắm giúp làm cho hồ đạt tới trạng thái cân bằng. Thay vào đó, có nhiều cách nhằm tiêu diệt rêu tảo và làm cân bằng mức độ dinh dưỡng trong hồ. Tép Amano và các loại tép khác thường được dùng để giúp kiểm soát rêu hại. Hồ thủy sinh theo phong cách Iwagumi thực sự không dành cho người mới, nhưng nó lại là một thể loại bố cục cuốn hút và thanh bình nhất mà ta có thể hình dung được.